Phân tích chi tiết các chi phí trong chăn nuôi gà
Để trả lời cho những câu hỏi thường gặp như chi phí trong chăn nuôi gà là bao nhiêu, hay liệu có nên tự quản lý trang trại hay thuê dịch vụ quản lý chuyên nghiệp, Vietstock nhận thấy rằng đây là những băn khoăn chung của rất nhiều bà con nông dân cũng như những người mới bắt đầu kinh doanh trong ngành chăn nuôi.
Hiểu được những thắc mắc và khó khăn mà bà con đang gặp phải, trong bài viết hôm nay, Vietstock sẽ chia sẻ chi tiết về các khoản chi phí trong chăn nuôi gà, từ chi phí đầu tư ban đầu cho đến các khoản phát sinh trong quá trình quản lý trang trại. Nếu đang tìm kiếm câu trả lời cho những vấn đề liên quan đến chi phí chăn nuôi, hãy dành chút thời gian để theo dõi bài viết này.
Tổng hợp các chi phí trong chăn nuôi gà
Khi bắt đầu chăn nuôi gà, một trong những yếu tố quan trọng nhất mà bà con cần phải xem xét kỹ lưỡng đó chính là chi phí. Việc hiểu rõ các khoản chi phí sẽ giúp bà con có thể quản lý tốt hơn nguồn tài chính và từ đó tối ưu hóa lợi nhuận từ trang trại của mình.
Dưới đây là chi tiết về các khoản chi phí cơ bản trong chăn nuôi gà mà bà con có thể tham khảo:
Chi phí thức ăn chăn nuôi
Đây là chi phí lớn nhất và chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi phí sản xuất. Thức ăn cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của gà.
Các loại thức ăn phổ biến
- Thức ăn công nghiệp: Đây là loại thức ăn được sản xuất theo công thức khoa học để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, dễ kiểm soát và tiết kiệm thời gian cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, giá thành của thức ăn công nghiệp thường cao hơn so với thức ăn tự trộn.
- Thức ăn tự trộn: Bao gồm các nguyên liệu như ngô, đậu tương, cám gạo… được người chăn nuôi tự trộn theo tỷ lệ nhất định. Loại thức ăn này cho phép người chăn nuôi kiểm soát chất lượng nguyên liệu và giảm chi phí, nhưng đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm nhất định về dinh dưỡng.
Nhu cầu dinh dưỡng của gà thay đổi theo từng giai đoạn phát triển. Ví dụ, gà con cần thức ăn giàu protein để phát triển, trong khi gà trưởng thành cần nhiều năng lượng hơn để duy trì sức khỏe và sản xuất.
Mỗi giống gà có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Giống gà đẻ trứng cần nhiều canxi hơn để sản xuất trứng, trong khi giống gà thịt cần protein cao để tăng trọng nhanh.
Cuối cùng, sự biến động của giá thức ăn nguyên liệu (như ngô, đậu tương) có thể ảnh hưởng đến chi phí thức ăn và quyết định của người chăn nuôi về việc mua nguyên liệu tự trộn hay thức ăn công nghiệp.
Chi phí con giống
Việc lựa chọn con giống tốt là bước đầu tiên quan trọng để phát triển trang trại chăn nuôi thành công. Bà con nên chọn mua giống gà từ những nơi uy tín để đảm bảo chất lượng.
Giá cả của con giống luôn là một yếu tố cần xem xét kỹ lưỡng, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng và loại giống. Nếu người chăn nuôi chọn nuôi gà ta lai mía, giống gà này tại thị trường Bắc Giang đang có giá bán khoảng 13.000 VNĐ mỗi con. Như vậy, nếu mua 1000 con để khởi đầu một trại gà, người chăn nuôi cần chuẩn bị một khoản chi phí là 13.000.000 VNĐ.
Chi phí xây dựng chuồng trại
Để xây dựng một chuồng trại chăn nuôi hiệu quả, bà con cần đầu tư vào việc mua vật liệu và trả tiền công thợ. Chi phí này phụ thuộc vào loại vật liệu và kích thước của chuồng trại mà bà con lựa chọn.
- Vật liệu: Tùy thuộc vào loại vật liệu mà người chăn nuôi sử dụng mà sẽ có mức giá khác nhau. Chẳng hạn, vật liệu như tôn, gỗ hay xi măng có mức giá dao động từ 20.000.000 đến 25.000.000 VNĐ, tùy thuộc vào chất lượng và số lượng vật liệu cần thiết.
- Công thợ: Chi phí cho công thợ xây dựng chuồng trại cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào kích thước và độ phức tạp của công trình. Thông thường, chi phí này dao động từ 10.000.000 đến 12.000.000 VNĐ.
Để đảm bảo chuồng trại chất lượng, hoạt động hiệu quả và bền lâu, bà con nên lựa chọn những vật liệu và nhân công có uy tín. Ngoài ra, chi phí này có thể tăng theo thời gian khi bà con mở rộng quy mô chăn nuôi hoặc cần sửa chữa, nâng cấp chuồng trại.
Thêm vào đó, bà con cũng cần tính toán chi phí cho thiết kế chuồng trại đạt tiêu chuẩn an toàn và thuận tiện cho việc chăm sóc vật nuôi. Chi phí thiết kế này thường rơi vào khoảng 5.000.000 đến 7.000.000 VNĐ.
Chi phí thuốc thú y, vắc xin
Tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét các chi phí liên quan đến thuốc thú y và vắc xin, đây là những khoản chi phí bắt buộc mà người chăn nuôi phải chi trả để đảm bảo sức khỏe cho đàn vật nuôi. Các sản phẩm này bao gồm: thuốc điều trị bệnh, thuốc phòng bệnh, vắc xin…
Dưới đây là một số thuốc thú y phổ biến mà người chăn nuôi phải mua để sử dụng như:
- Vắc xin phòng bệnh cho gà: Mức phí khoảng 2.000 VNĐ/con.
- Thuốc điều trị cúm gia cầm: Mức phí 150.000 VNĐ/lọ, dùng được cho 100 con.
Lưu ý:
Để giảm chi phí, người chăn nuôi có thể tìm mua các thuốc thú y, vắc xin từ các nguồn phân phối sỉ với giá tốt hơn. Với các gói mua sỉ, người chăn nuôi chỉ tốn từ vài chục nghìn nhưng có thể sử dụng được cho cả đàn. Mức giá trung bình cho một gói thuốc, vắc xin đầy đủ nhất mà Vietstock đã tìm hiểu là khoảng 300.000 VNĐ cho đến 500.000 VNĐ/tháng. Như vậy một năm sẽ là khoảng 6.000.000 VNĐ.
Ngoài ra, còn một số sản phẩm khác mà người chăn nuôi cần phải trang bị thêm, nhất là khi đàn vật đã lớn mạnh sau này như các loại thuốc bổ sung dinh dưỡng, thuốc tăng trưởng…
Chi phí nhân công
Để quản lý và vận hành trang trại chăn nuôi gà một cách hiệu quả, cần có sự tham gia của nhiều nhân sự với các cấp bậc chuyên môn khác nhau như sau:
- Quản lý trang trại: Xây dựng kế hoạch chăn nuôi, quản lý các hoạt động hàng ngày tại trang trại, giám sát sức khỏe đàn gà, và chịu trách nhiệm tổng quát về hiệu quả và an toàn của trang trại. Mức lương của quản lý trang trại sẽ là 12.000.000 VNĐ/tháng, vì vậy tiền lương 1 năm cho quản lý trang trại sẽ là: 144.000.000 VNĐ (chưa kể tăng lương, tiền thưởng).
- Người chăm sóc gà: Thực hiện các công việc hàng ngày như cho gà ăn, vệ sinh chuồng trại, theo dõi sức khỏe và hành vi của gà, thực hiện tiêm phòng theo lịch. Người chăm sóc gà cũng cần có kiến thức về các biện pháp phòng tránh dịch bệnh. Mức lương cho một người chăm sóc gà sẽ là 7.000.000 VNĐ/tháng, như vậy một năm sẽ mất 84.000.000 VNĐ (chưa kể tăng lương, tiền thưởng).
- Nhân viên kỹ thuật: Chuyên trách về mảng kỹ thuật chăn nuôi bao gồm: theo dõi tăng trưởng, lập biểu đồ sinh trưởng, quản lý chế độ dinh dưỡng và phòng bệnh cho gà. Mức lương trung bình cho một nhân viên kỹ thuật hiện nay là: 10.000.000 VNĐ/tháng, vậy 1 năm sẽ là 120.000.000 VNĐ (chưa kể chi phí tăng lương, thưởng).
Như vậy, tổng cộng mức chi phí nhân công ước tính cho một trang trại chăn nuôi gà là: 348.000.000 VNĐ, tùy thuộc vào quy mô trang trại mà số lượng nhân sự có thể nhiều hơn nữa.
Chi phí điện, nước
Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét các chi phí liên quan đến điện và nước, hai yếu tố thiết yếu cho mọi hoạt động hằng ngày, đặc biệt là trong các ngành nghề cần nhiều nước và năng lượng như sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi. Đây là chi phí bắt buộc mà mỗi hộ kinh doanh hoặc gia đình cần phải trả để duy trì các hoạt động kinh doanh của mình.
- Về chi phí điện: Theo thông tư số 16/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương, chăn nuôi được áp dụng giá bán lẻ điện cho sản xuất. Chi phí điện sẽ phụ thuộc vào thời điểm, mức độ sử dụng và bậc thang giá điện được áp dụng. Ví dụ, giá điện sản xuất sẽ có giá từ 1.729 VNĐ/kWh vào giờ bình thường với cấp điện áp từ 6kV đến 22kV, và sẽ tăng lên ở các bậc tiêu thụ cao hơn.
- Về chi phí nước: Chi phí nước cũng tương tự, tùy thuộc vào lượng nước tiêu thụ và mức giá theo từng khu vực. Giá nước cho sản xuất trung bình hiện nay là khoảng 13.800 VNĐ/m^3.
- Ước tính chi phí: Giả sử một hộ kinh doanh hoặc trang trại tiêu thụ khoảng 1.000 kWh điện và 100 m^3 nước mỗi tháng, chi phí ước tính cho điện sẽ là 1.729.000 VNĐ, và cho nước là 1.380.000 VNĐ.
Từ đó, tổng chi phí điện và nước mỗi tháng sẽ là khoảng 3.109.000 VNĐ, và tổng chi phí năm là 37.308.000 VNĐ.
Những chi phí này cần được tính toán kỹ lưỡng và có kế hoạch chi tiêu phù hợp để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hoặc sinh hoạt hằng ngày.
Chi phí vận chuyển
Chi phí vận chuyển bao gồm việc chuyển con giống từ nơi mua về trang trại và vận chuyển sản phẩm đến thị trường. Chi phí này sẽ phụ thuộc vào khoảng cách và phương tiện vận chuyển mà bà con lựa chọn.
Thông qua việc phân tích kỹ lưỡng các khoản chi phí này, bà con có thể lập kế hoạch tài chính hiệu quả và phát triển trang trại chăn nuôi gà một cách bền vững.
Cách tối ưu chi phí trong chăn nuôi
Nếu bà con chưa biết về những yếu tố làm ảnh hưởng đến chi phí trong chăn nuôi thì sau đây tôi sẽ nêu ra những yếu tố làm cho chi phí chăn nuôi thay đổi và cách để tối ưu hóa chúng:
- Tình trạng hiện tại của trang trại: Trang trại càng có nhiều vấn đề về cơ sở vật chất thì sẽ mất nhiều chi phí hơn khi nâng cấp và sửa chữa. Bà con cần thường xuyên bảo trì để giảm thiểu chi phí không mong muốn.
- Loại vật nuôi và quy mô chăn nuôi: Loại vật nuôi và quy mô chăn nuôi càng lớn, nhu cầu về thức ăn, thuốc thú y và chăm sóc càng tăng, do đó chi phí cũng tăng theo. Bà con nên lựa chọn loại vật nuôi phù hợp với điều kiện kinh tế và kinh nghiệm chăn nuôi của mình.
- Các vấn đề về thức ăn và dinh dưỡng: Chi phí cho thức ăn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí chăn nuôi. Việc lựa chọn nguồn thức ăn chất lượng cao với giá cả phải chăng là rất quan trọng. Bà con có thể xem xét mua chung với các hộ khác để hưởng mức giá sỉ, hoặc tự sản xuất một phần thức ăn.
- Kỹ thuật chăn nuôi: Việc áp dụng các kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến và hiệu quả sẽ giúp tăng năng suất và giảm tỷ lệ hao hụt, qua đó giảm chi phí đáng kể. Đào tạo và cập nhật kiến thức chăn nuôi thường xuyên cho người lao động trong trang trại cũng rất quan trọng.
- Phòng ngừa dịch bệnh: Chi phí phòng và trị bệnh cho vật nuôi rất cao, do đó bà con cần chú trọng đến việc phòng bệnh thông qua vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng đầy đủ và theo dõi sức khỏe đàn vật nuôi thường xuyên.
Bằng cách tập trung vào những yếu tố trên, bà con có thể tối ưu hóa chi phí chăn nuôi và tăng hiệu quả kinh tế từ trang trại của mình.
Vietstock 2024 – Cơ hội vàng cho phát triển kiến thức và kỹ năng chăn nuôi
Để có được những kiến thức và kỹ năng mới nhất về chăn nuôi gà, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ chăn nuôi và các chuyên gia trong ngành đã tham gia triển lãm Vietstock, sự kiện quan trọng và đặc biệt của ngành chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản và chế biến thịt tại Việt Nam. Vietstock 2023 đã diễn ra thành công, đạt 12.906 lượt khách tham quan trong 03 ngày diễn ra triển lãm. Trong đó, 96,5% khách tham quan làm việc trong ngành chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, chế biến thịt và thủy sản.
Triển lãm Vietstock 2024 sẽ được tổ chức từ 09 đến 11 tháng 10 năm 2024 tại SECC, Tp.HCM, với quy mô diện tích 15.000m2 và sự tham gia của hơn 400 đơn vị trưng bày từ hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Vietstock 2024 sẽ là cơ hội cho người chăn nuôi, doanh nghiệp tiếp cận công nghệ sản xuất hiện đại, gặp gỡ các đối tác, tìm kiếm cơ hội kinh doanh, thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi bền vững.
Bên cạnh đó, để giúp người nuôi bổ sung kiến thức chăn nuôi gà đẻ trứng hiệu quả về chi phí và bền vững, Vietstock tổ chức hội thảo đầu bờ chuyên ngành chăn nuôi gà đẻ trứng vào ngày 13/08/2024 tại Tiền Giang. Hội thảo sẽ được dẫn dắt bởi các chuyên gia trong ngành chăn nuôi gà đến từ các hiệp hội, các doanh nghiệp hàng đầu.
Đăng ký tham dự hội thảo đầu bờ: https://forms.gle/Vmgr29xq37DxXucV6
Đăng ký tham quan triển lãm: https://ers-vn.informa-info.com/vsv24
Đặt gian hàng: https://www.vietstock.org/dat-gian-hang/
Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý vị vui lòng liên hệ Ban tổ chức:
- Đặt Gian Hàng: Ms. Sophie Nguyen – [email protected]
- Hỗ Trợ Tham Quan: Ms. Phuong – [email protected]
- Hỗ Trợ Truyền Thông & Marketing: Ms. Anita Pham – [email protected]