Năm 2023 đánh dấu một giai đoạn triển vọng đối với ngành thức ăn chăn nuôi. Sự gia tăng nhu cầu về thực phẩm an toàn và bền vững đã thúc đẩy sự đổi mới và đầu tư trong ngành này. Công nghệ số hóa, thức ăn hữu cơ và sáng tạo trong sản xuất thức ăn động vật đang tạo ra cơ hội mới, tạo đà cho sự phát triển bền vững trong ngành thức ăn chăn nuôi.
Các nền kinh tế quốc gia chậm lại ở các thị trường hàng đầu chỉ ra khả năng xảy ra suy thoái kinh tế toàn cầu. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tuyên bố trong Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới tháng 10 năm 2022 rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,2% vào cuối năm nay, nhưng dự báo chỉ tăng 2,7% vào năm 2023. Báo cáo tiếp tục nói rằng 1/3 các nền kinh tế trên thế giới về mặt kỹ thuật đã ở trong tình trạng suy thoái, xác định sự khác biệt này bằng các “cơn co thắt” kéo dài hai quý liên tiếp.
Trong năm 2023, ngành thức ăn chăn nuôi có triển vọng và cơ hội phát triển nhờ vào những yếu tố sau:
Ngành thức ăn chăn nuôi đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh tăng dân số và sự thay đổi của môi trường. Cụ thể, khảo sát của Vietnam Report thực hiện trong tháng 10-11/2022 chỉ ra những khó khăn hàng đầu tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi, trong đó phần lớn đến từ thị trường quốc tế như: Biến động giá năng lượng, nguyên vật liệu đầu vào; rủi ro từ chuỗi cung ứng; sức ép từ tỷ giá gia tăng; lạm phát tăng cao đột biến ở hầu hết các quốc gia; bất ổn chính trị trên thế giới…
Biến đổi khí hậu có thể gây ra tình trạng thời tiết không ổn định, tăng nhiệt độ và sự biến đổi trong môi trường. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng và sức kháng của động vật, dẫn đến giảm sản lượng thức ăn. Năng lượng và nguyên liệu đầu vào quan trọng như dầu, khí đốt, và ngũ cốc thường phụ thuộc vào sự cung cấp và giá trên thị trường quốc tế. Thời tiết xấu hoặc căng thẳng chính trị ở các quốc gia sản xuất có thể dẫn đến giảm cung cấp và tăng giá, làm tăng chi phí sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Đại dịch COVID-19 diễn biến khó lường, đặc biệt gần đây xuất hiện thêm biến chủng mới Omicron nên dự báo sẽ tiếp tục là khó khăn, thách thức lớn nhất đối với ngành chăn nuôi. Đại dịch không chỉ ảnh hưởng tới sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, mà còn gây ra sự gián đoạn của chuỗi cung ứng, tăng chi phí vận chuyển, hạn chế xuất nhập khẩu.
Bên cạnh đó, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, gây thiệt hại cho người chăn nuôi. Các dịch bệnh như: Tả lợn Châu Phi, viêm da nổi cục trên trâu bò, cúm gia cầm… đã được kiểm soát nhưng vẫn có nguy cơ bùng phát trở lại. Do đó, các cơ quan chức năng, các Bộ, ngành có liên quan cần có những biện pháp nhanh và mạnh để kịp thời kiểm soát vấn đề này, đảm bảo môi trường sản xuất để người chăn nuôi yên tâm tái đàn.
Sức ép từ tỷ giá gia tăng, lạm phát tăng cao đột biến, bất ổn kinh tế toàn cầu khiến giá thức ăn chăn nuôi bị đẩy lên cao. Việt Nam là nước bị lệ thuộc quá nhiều vào thị trường quốc tế về nguyên liệu thức ăn nên dự báo giá thức ăn chăn nuôi trong nước sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt là nửa đầu năm 2022. Nguyên nhân của sự tăng giá này chủ yếu đến từ việc giá nhập khẩu của các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đều tăng cao. Trong những tháng đầu năm, thời tiết bất lợi bất lợi ở một số nước xuất khẩu lớn, cước tàu biển tăng vọt vì khan hiếm container, Trung Quốc đẩy mạnh thu mua, nhập khẩu ngũ cốc… đã tác động lớn tới giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới và giá thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam.
Cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong ngành, áp lực từ quyền thương lượng của khách hàng và nhà cung ứng. Ngành thức ăn chăn nuôi Việt Nam có sự tham gia của hơn 200 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp và hàng trăm doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nông thôn, với tổng công suất thiết kế khoảng 40 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, nhu cầu thị trường chỉ khoảng 25 triệu tấn/năm, dẫn tới tình trạng dư thừa công suất và cạnh tranh khốc liệt. Bên cạnh đó, ngành thức ăn chăn nuôi còn phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các nhà cung ứng nguyên liệu nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, cũng như sự thay đổi nhu cầu và hành vi của khách hàng.
Triển lãm Chuyên ngành Chăn Nuôi, Thức Ăn Chăn Nuôi và Chế Biến Thịt tại Việt Nam – Vietstock tiếp tục xác định vị thế của mình thông qua phiên bản năm 2023,, sự kiện sẽ đưa ra những giải pháp, dịch vụ và công nghệ mới nhất để hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành.
Vietstock 2023 dự kiến sẽ thu hút 350 đơn vị trưng bày và hơn 11.000 khách tham quan thương mại và chuyên ngành trong 3 ngày triển lãm. Đến với Vietstock 2023, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội “trình làng” những sản phẩm và dịch vụ tiêu biểu nhất của mình đến khách hàng cũng như đối tác trong ngành chăn nuôi. Từ đó mở rộng mô hình kinh doanh, kết nối, tìm ra các nhà cung ứng, khách hàng, đối tác tiềm năng và sản phẩm phù hợp nhu cầu một cách hiệu quả.
Vietstock thấu hiểu nhu cầu và mang đến những giải pháp thiết thực nhất cho ngành chăn nuôi Việt Nam. Triển lãm sẽ phối hợp với các trung tâm khuyến nông, chi cục thú y tại các địa phương, tổ chức các chương trình tham quan, hướng dẫn chi tiết và hỗ trợ phương tiện đi lại cho các hộ chăn nuôi ở các khu vực xa đến triển lãm.
Đặc biệt, sự kiện này sẽ diễn ra đồng thời với Triển lãm Thủy sản Aquaculture Vietnam 2023, tạo ra một nền tảng hoàn hảo để hội tụ, gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia hàng đầu từ Việt Nam và khu vực.
Triển lãm Vietstock 2023 sẽ được tổ chức từ ngày 11 đến 13 tháng 10 năm 2023 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Số 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP. HCM, dưới sự chủ trì của Cục Chăn Nuôi, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.
Tham gia triển lãm Vietstock ngay hôm nay!!
————————–
Box thông tin: