Xử lý chất thải bằng hầm biogas trong chăn nuôi là một phương pháp tiên tiến và bền vững trong việc quản lý chất thải hữu cơ từ hoạt động chăn nuôi. Hầm biogas có nhiều lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội, như tiết kiệm chi phí, bảo vệ sức khỏe, giảm ô nhiễm và tạo ra nguồn năng lượng tái tạo. Hãy tìm hiểu mô hình xử lý chất thải bằng hầm biogas trong bài viết này nhé.
Biogas là khí sinh học được sinh ra nhờ quá trình phân giải các chất thải chăn nuôi trong môi trường kỵ khí (không có không khí). Vi sinh vật phân huỷ và sinh ra khí gồm: metan (CH4), nitơ (N2), cacbon dioxit (CO2) và H2S. Trong đó, khí metan chiếm hơn 51% và là chất khí gây cháy, thường được dùng trong đun nấu.
Trong hầm biogas này xảy ra các hiện tượng phân hủy chất thải hữu cơ trong phân phát sinh ra khí biogas nói rõ hơn là phân và các chất hữu cơ dưới tác động của các vi sinh vật trong môi trường yếm khí sẽ bị phân huỷ thành các chất hoà tan và chất khí. Hầm biogas có nhiều lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội, như tiết kiệm chi phí, bảo vệ sức khỏe, giảm ô nhiễm và tạo ra nguồn năng lượng tái tạo.
Cơ chế hoạt động của hầm biogas như sau: từ trại chăn nuôi, toàn bộ chất hữu cơ trong phân lợn được xả thải vào hầm biogas, ở đây chất thải được xử lý yếm khí, tạo ra khí NH4, CO2, H2O và các chất khoáng NH3, C2O5, N2, K2O, v.v… Theo tính toán, giai đoạn này đã làm giảm hàm lượng BOD, COD xuống 80-90%, chuyển 85-90% hàm lượng các chất hữu cơ trong chất thải thành các chất vô cơ dễ tiêu, chúng được tận dụng làm phân bón cho các loại cây hoa màu. Sau khi qua giai đoạn xử lý yếm khí, nước thải còn lại được đưa vào giai đoạn xử lý hiếu khí, ở đây các vi sinh vật hiếu khí sẽ tiếp tục phân hủy các chất hữu cơ còn sót lại trong nước thải, giúp làm sạch nước thải và giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước.
Mô hình biogas là một phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi bằng cách sử dụng vi sinh vật kỵ khí để phân hủy các chất hữu cơ, tạo ra khí biogas làm nhiên liệu và phân bón hữu cơ cho cây trồng. Mô hình biogas mang lại nhiều lợi ích cho người chăn nuôi, như sau:
Cho đến nay nhiều hộ chăn nuôi đã áp dụng và thành công khi sử dụng hầm biogas, kết quả thu được cũng rất khả quan. Có thể nói với mô hình hầm biogas đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, từng bước đưa nền kinh tế của đất nước phát triển. Ứng dụng hầm Biogas vào trong quá trình chăn nuôi giúp giảm thiểu tối đa về mặt kinh tế, giữ cho cảnh quan môi trường xung quanh xanh, sạch, đẹp, tránh được các mầm bệnh nguy hiểm.
Trên thị trường ngày nay có nhiều mô hình hầm biogas khác nhau được cung cấp cho khách hàng và người chăn nuôi. Mỗi loại hầm sẽ phù hợp với một đối tượng tượng khách hàng và quy mô chăn nuôi khác nhau của môi trang trại. Người chăn nuôi có thể lựa chọn một trong các mô hình biogas sau để phù hợp nhất để phục vụ cho các hoạt động chăn nuôi của trang trại mình:
Mỗi một mô hình bể biogas sẽ có những ưu nhược điểm và phù hợp với từng nhu cầu sử dụng của người dùng, mang lại hiệu quả xử lý chất thải và bảo vệ môi trường tốt nhất.
Qua những kiến thức chia sẻ trên, Vietstock mong rằng Quý khách hàng có thể hiểu thêm về hầm biogas và những lợi ích mà hầm Biogas mang lại trong cuộc sống. Đừng quên theo dõi Vietstock để cập nhật thêm nhiều kiến thức, kỹ thuật và các công nghệ, cải tiến mới nhất của ngành chăn nuôi & thủy sản.
Triển lãm Vietstock 2024 sẽ quay trở lại với phiên bản vô cùng đặc biệt: Vietstock – Cột mốc vàng ghi dấu hành trình 20 năm đổi mới, diễn ra vào ngày 9 – 11.10.2024.
Trong phiên bản đặc biệt này, Vietstock 2024 sẽ mang đến quy mô triển lãm lớn hơn trước đây – 15.000 m2, cùng những giải pháp kết nối kinh doanh toàn diện, bao quát chuỗi giá trị ngành chăn nuôi và thủy sản.
Đặt gian hàng sớm tại đây: https://vietstock.org/dat-gian-hang/
Box thông tin:
Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý vị vui lòng liên hệ Ban tổ chức: