Xây dựng mô hình liên kết chăn nuôi theo chuỗi

  02/08/2023

Một trong những giải pháp khắc phục hạn chế của ngành chăn nuôi và cũng được xem là bước đột phá chính là việc xây dựng mô hình liên kết chăn nuôi. Đây là hình thức đang được các tỉnh trong cả nước triển khai có hiệu quả.

mo hinh lien ket chan nuoi 2
Xây dựng mô hình liên kết chăn nuôi theo chuỗi

Chăn nuôi theo chuỗi: Làm khéo sẽ chiến thắng

Trong tương lai, chăn nuôi Việt Nam khó khăn nhiều hơn thuận lợi: 6 khó khăn và chỉ còn 3-4 thuận lợi. Ngành chăn nuôi vẫn sẽ tăng trưởng nhưng không cao bằng giai đoạn trước, 4-5%, nhưng chỉ ở mức 2-3%. Theo đó, ngành chăn nuôi sẽ có những chuyển biến theo hướng: 

  • Công tác kiểm soát dịch bệnh, an toàn thực phẩm và giá cả được cải thiện nên số lượng người chăn nuôi sẽ giảm, số lượng trang trại và doanh nghiệp tăng lên.
  • Tỷ trọng lợn hơi trong cơ cấu công nghiệp giảm, gia cầm, gia súc ăn cỏ tăng.
  • Phát triển mạnh chăn nuôi do doanh nghiệp lớn, hợp tác xã làm chủ đạo. 

Nếu chăn nuôi mà không biết bán cho ai, điều đó có thể gây áp lực lớn. Hiện nay, nước ta đã hình thành nhiều chuỗi chăn nuôi là tín hiệu đáng mừng. Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn – Chi cục Chăn nuôi Thú y, Thủy sản Hà Nội, mô hình liên kết chăn nuôi chuỗi góp phần nâng cao hiệu quả quản lý từ chăn nuôi, giết mổ đến bảo quản, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm; hoàn thiện quản lý chất lượng sản phẩm chăn nuôi và truy xuất nguồn gốc… Từ đó tăng giá trị sản phẩm cũng như tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi với quốc tế. 

Liên kết chuỗi còn tạo ra sản phẩm chăn nuôi an toàn thực phẩm, kiểm soát chất lượng ở tất cả khâu; giúp các tác nhân sản xuất nâng cao ý thức sản xuất, đảm bảo an toàn và trách nhiệm người sử dụng; tạo hướng đi mới trong ngành phát triển chăn nuôi trong thời kỳ hội nhập kinh tế. Theo đó, người tiêu dùng đã và đang nâng cao nhận thức sử dụng thực phẩm an toàn, chất lượng. Bên cạnh đó, mô hình liên kết chăn nuôi còn tạo việc làm ổn định cho người chăn nuôi, nâng cao thu nhập, giúp người dùng được tiếp cận và sử dụng sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chăn nuôi theo quy mô nhỏ

Ưu điểm của chăn nuôi quy mô nhỏ là sử dụng lao động gia đình, đất đai, thức ăn, đặc biệt là nông sản và phụ phẩm, không đòi hỏi nhiều vốn, kỹ thuật cao, dễ quản lý, là nguồn cung cấp chính cho thu nhập gia đình. Nhưng nhược điểm là khó kiểm soát dịch bệnh, chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm; năng suất thấp (do tăng trọng thấp, khả năng sinh sản kém, giá thành thức ăn cao…). Khó thâm nhập thị trường tiêu thụ, dễ bị ép giá, dễ ô nhiễm vì không xử lý được lượng rác thải lớn, khó áp dụng công nghệ cao. Nhất là sau khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), sản phẩm chăn nuôi nhỏ lẻ sẽ khó xin chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, vì vậy khâu tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. 

Hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ cũng ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm của người dân. Tại Quảng Trị, do quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết giữa “4 gia” nên nông dân thường gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Phương thức chăn nuôi còn mang tính chất quảng canh, chủ yếu nuôi thả vườn hoặc bán chăn thả. Bởi quy mô còn nhỏ lẻ nên hầu hết việc tiêu thụ sản phẩm thông qua bán, trao đổi tại các khu chợ nhỏ hoặc bán qua thương lái thu mua lại. Vì vậy, hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà nông hộ rất thấp, trong khi nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn khá lớn. 

mo hinh lien ket chan nuoi 4
Hộ chăn nuôi nhỏ lẻ gặp nhiều khó khăn

Mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ theo hợp đồng

Hiện nay, có ba hình thức liên kết chủ yếu là liên kết tiêu thụ sản phẩm qua hợp đồng giữa doanh nghiệp với nông hộ; liên kết có hỗ trợ đầu tư và tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp với nông hộ; và liên kết theo chuỗi giá trị khép kín. Trong đó, hình thức liên kết tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng giữa doanh nghiệp với nông hộ khá phổ biến. Với hình thức liên kết này, hợp đồng sẽ được ký ở đầu vụ và ấn định thời gian sản xuất, giao hàng, số lượng, yêu cầu về chất lượng và giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp có thể cung ứng vật tư, máy móc, tư vấn kỹ thuật cho nông hộ và doanh nghiệp cũng có quyền từ chối mua sản phẩm không đạt chất lượng.

Hình thức liên kết tiêu thụ sản phẩm qua hợp đồng giữa doanh nghiệp với nông hộ được chia làm hai phương thức:

  • Hợp đồng tiếp cận đầu ra của thị trường: Cả doanh nghiệp và nông hộ sẽ có mối ràng buộc khá chặt chẽ. Sản phẩm được bảo đảm đầu ra và nông hộ cũng được chia sẻ các chi phí sản xuất. Nhưng, hạn chế của liên kết này là trách nhiệm của hai bên chủ yếu dựa trên chữ tín, vì vậy nó rất dễ bị phá vỡ khi thị trường có biến động.
  • Hợp đồng quản lý sản xuất và cung cấp dịch vụ đầu vào: Nông hộ giảm được chi phí đầu tư, rủi ro xuống mức thấp nhưng lợi nhuận thường không cao. Hạn chế của hợp đồng là ít nông hộ có đủ điều kiện để doanh nghiệp lựa chọn ký hợp đồng và phương thức liên kết dễ xuất hiện lợi ích nhóm.

Việc tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ theo hợp đồng sẽ đảm bảo năng suất sản phẩm và giảm thiểu rủi ro về giá vốn đã được định sẵn ngay từ đầu vụ thu hoạch. Đặc biệt, nếu không tham gia liên kết theo hợp đồng, nông dân sẽ chủ yếu sản xuất theo dự báo ước tính của thị trường. Nếu kỳ vọng giá cao, nông dân sẽ tăng sản lượng nên nguồn cung sẽ tăng, nếu giá thấp, nông dân sẽ sản xuất ít hơn, do đó nguồn cung cũng sẽ giảm. Trong cả hai trường hợp, các hộ gia đình chấp nhận rủi ro, dự đoán giá sẽ thấp hơn khi nguồn cung cao hoặc thậm chí dư thừa. Khi nguồn cung thấp, dự kiến ​​giá sẽ tăng, nhưng với số lượng thấp, nông dân không có gì để bán ngay cả với giá cao. Hiệp hội Hiệp ước sẽ khắc phục tình trạng này và giúp nông dân tiếp cận tốt hơn với các dự báo khoa học về thị trường, áp dụng các kỹ thuật sản xuất mới, các nguồn tín dụng và cập nhật kiến ​​thức về nông sản. sản xuất……

Tạo quy trình đồng bộ từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm

Để xây dựng các cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh phải bảo đảm sản phẩm đưa ra thị trường có kiểm soát. Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cùng với việc hình thành những trang trại chăn nuôi quy mô lớn, an toàn dịch bệnh, sẽ đẩy mạnh việc xây dựng chuỗi liên kết, gắn kết các cơ sở giết mổ với các hộ chăn nuôi quy mô lớn, tạo quy trình đồng bộ từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Đặc biệt chú trọng chế biến các sản phẩm từ động vật để vừa bảo đảm quản lý chất lượng an toàn thực phẩm vừa góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển bền vững, hiệu quả. Cùng với đó, sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng kế hoạch nâng cao năng suất chất lượng con giống vật nuôi trên địa bàn Thành phố trong giai đoạn 2021-2025 sẽ triển khai thực hiện. Đề xuất bổ sung chính sách hỗ trợ di dời các trại chăn nuôi trong khu dân cư nhằm đáp ứng các quy định của bộ luật chăn nuôi và giữ vững an sinh xã hội.

Rà soát, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch kịp thời các cơ sở mổ công nghiệp hoặc bán công nghiệp, các khu giết mổ tập trung tại các vùng sản xuất chăn nuôi tập trung trên địa bàn thành phố. Để bảo đảm chắc chắn ổn định nguồn nguyên liệu phù hợp với công suất của các cơ sở giết mổ. Bên cạnh đó, tăng cường hợp tác với các tỉnh trong công tác quản lý giết mổ, có lộ trình và đưa ra phương pháp cho những hộ giết mổ nhỏ lẻ, không đảm bảo vệ sinh an toàn, an toàn thực phẩm và môi trường tại các cơ sở giết mổ tập trung theo quy hoạch.

mo hinh lien ket chan nuoi 3
Chú trọng phát triển các mô hình chăn nuôi lớn

Khó khăn trong liên kết – tiêu thụ chăn nuôi theo chuỗi

Việc tiếp cận công nghệ chăn nuôi và thông tin thị trường liên quan đến đầu ra và đầu vào sản phẩm làm ra của nông hộ chưa thường xuyên, thức thời, dẫn đến năng suất, chất lượng và giá thành bị hạn chế, không đảm bảo.

Phát triển kinh tế nông hộ mạnh ai nấy làm, thiếu liên kết với nhau, mô hình chăn nuôi chủ yếu là nuôi tại nhà với số lượng không nhiều. Những mô hình chăn nuôi thường sử dụng chủ yếu là thức ăn công nghiệp, ít tận dụng vườn để trồng rau, thiếu kiến thức trong hạch toán kinh tế, không có sự trao đổi kiến thức chăn nuôi giữa các hộ. Hầu hết chăn nuôi chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm, nên việc áp dụng tiến bộ khoa học còn yếu. Đối với một số mô hình chăn nuôi hộ gia đình, thời gian nuôi dài dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao, thậm chí một số gia đình chăn nuôi chủ yếu là lấy công làm lời, sử dụng thời gian nhàn rỗi và thức ăn dư thừa.

Dù thành phố đã quy hoạch một mạng lưới giết mổ gia súc, gia cầm nhưng tiến độ thực hiện tại các huyện còn nhiều khúc mắc, khó khăn. Đặc biệt việc kết nối lò mổ thực hiện khâu giết mổ, sơ chế, bảo quản sản phẩm gia súc còn khó khăn do tình trạng giết mổ nhỏ lẻ còn phổ biến.

Mặt khác, do tác động của đại dịch Covid-19 trong thời gian qua, ngành chăn nuôi phải đối diện với nhiều khó khăn về biến động thị trường, giá thành thức ăn tăng cao, nguồn cung cho việc chăn nuôi liên tục biến đổi thất thường, nhiều chuỗi liên kết đứt gãy, khó cân đối giữa đầu vào và đầu ra cho sản phẩm, liên kết dọc hay ngang đều gặp khó khăn.

VIETSTOCK – Điểm đến của doanh nghiệp ngành chăn nuôi

“TRIỂN LÃM VIETSTOCK TỔ CHỨC CHUỖI HỘI THẢO CHUYÊN NGÀNH THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NGÀNH CHĂN NUÔI” được Vietstock tổ chức vào tháng 10/2023 sắp tới.

Tại hội thảo này, Vietstock cùng các chuyên gia/kỹ sư nhiều kinh nghiệm sẽ mang đến các phân tích chuyên sâu và giải pháp sáng tạo cho ngành chăn nuôi. Đồng thời, đây cũng là diễn đàn để các doanh nghiệp giới thiệu các sản phẩm/dịch vụ nổi bật nhất của mình, cùng nhau hợp tác phát triển kinh doanh. Đăng ký tại đây:

Box thông tin:

  • Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý vị vui lòng liên hệ Ban tổ chức:
  • Trang – [email protected]
  • Phương – [email protected] (Hỗ trợ đăng ký theo đoàn)
  • Tel: (+84) 28 3622 2588
Chia sẻ:
×

FanPage

Vietstock Vietnam