Tất tần tật về kỹ thuật chăn nuôi bò sữa mà bạn cần biết

  10/09/2023

Bò sữa là loài vật nuôi mang lại giá trị kinh tế cao. Nếu chăm sóc nuôi dưỡng điều kiện không tốt sẽ dẫn đến sản lượng sữa thấp, dễ mắc bệnh và hiệu quả kinh tế thấp.  Do đó, hôm nay Vietstock sẽ chia sẻ tới người chăn nuôi kỹ thuật chăn nuôi bò sữa để có thể áp dụng tốt cho việc chăn nuôi bò sữa của gia đình mình.

ky thuat chan nuoi bo sua 2
Tất tần tật về kỹ thuật chăn nuôi bò sữa

Chuồng trại

Chuồng trại chăn nuôi là một yếu tố quan trọng trong quá trình nuôi bò sữa, ảnh hưởng đến sức khỏe, năng suất và chất lượng sữa của bò. Một chuồng trại chăn nuôi bò sữa tốt cần phải đảm bảo các yếu tố sau:

  • Địa điểm: Chuồng trại nên xây dựng ở nơi khô ráo, cao ráo, thoáng mát, xa khu dân cư, công nghiệp, trường học và các khu chăn nuôi khác. Nguồn nước sạch và đủ trữ lượng cho chăn nuôi. Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương.
  • Hướng chuồng: Chuồng nên hướng về phía nam hoặc đông nam, có đủ ánh sáng, khô ráo và sạch sẽ. Tránh hướng gió mạnh và ánh nắng gắt.
  • Diện tích chuồng: Diện tích chuồng nuôi cho mỗi bò sữa khoảng 6 – 8 m2. Nên có một không gian riêng nuôi bê, diện tích bình quân 2 – 4 m2/con tùy theo tháng tuổi. Bố trí chuồng theo kiểu 1 dãy hoặc 2 dãy tùy số lượng bò.
  • Nền chuồng: Nền chuồng cao 40-50cm so với mặt đất, không trơn láng, độ dốc 2-3% về phía rãnh thoát nước. Nền chuồng có thể làm bằng xi măng, gạch hoặc cát. Nên có lớp rơm, cỏ khô hoặc vật liệu khác để giúp bò nằm êm và giữ ấm.
  • Mái chuồng: Mái chuồng có thể làm bằng ngói, tole, fibro-xi măng, lá hoặc vật liệu khác. Cao bằng hoặc hơn 3m. Mái chuồng phải che được toàn bộ diện tích chuồng và có thể điều chỉnh được độ cao.
  • Thiết bị chăn nuôi: Chuồng trại cần có các thiết bị như máy vắt sữa, máy xay cỏ, máy phun thuốc sát trùng, máy xử lý phân và nước thải. Các thiết bị này phải được bảo quản và vệ sinh thường xuyên để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
  • Khu vực phụ trợ: Chuồng trại cần có các khu vực phụ trợ như khu vắt sữa, khu cách ly và điều trị bệnh, khu xử lý chất thải, kho chứa thức ăn và thuốc thú y, khu hành chính và nhà ở cho nhân viên. Các khu vực này phải được bố trí hợp lý, tiện lợi và an toàn.

Chọn giống 

Chọn giống là hai công tác quan trọng trong chăn nuôi bò sữa, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sữa của bò. Bước đầu để chọn giống hiệu quả, cần phải xem xét ngoại hình cân đối, khỏe mạnh, không bệnh tật. Chú ý đến tầm vóc, khối lượng, bầu vú, di truyền và khả năng cho sữa của bò.  Hơn nữa, cần chọn giống bò phù hợp với điều kiện sinh thái, khí hậu và quy hoạch chăn nuôi của từng vùng. Có thể sử dụng các giống bò Hà Lan thuần, bò Hà-Việt hoặc bò lai Sind,…  Khi chọn giống nên biết rõ nguồn gốc bố mẹ, nếu bố mẹ sinh trưởng, phát triển tốt, không bệnh tật, khả năng cho sữa cao thì con sinh ra cũng được thừa hưởng những đặc điểm này. Người chăn nuôi nên lựa chọn con cho sữa phải đạt ở mức sau:

– HF lai: trung bình phải cho từ 9kg/ngày

– Lai Sind: trung bình phải cho từ 7kg/ngày

ky thuat chan nuoi bo sua 3
Chọn giống có ngoại hình cân đối, khỏe mạnh, không bệnh tật

Thức ăn

Người chăn nuôi cần được đào tạo, học tập đầy đủ cách tính khẩu phần ăn cho mỗi con trong từng thời điểm cụ thể. Việc này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng nguồn cung cấp sữa làm từ bò sữa luôn đạt được chất lượng tốt nhất. Thức ăn chính trong chế độ ăn uống của bò sữa thường bao gồm cỏ, ngô và thức ăn cám. 

Ngoài ra, việc duy trì một chế độ ăn uống cân đối và đảm bảo rằng bò có đủ nước để uống là quan trọng. Cung cấp khoáng chất và vitamin cần thiết cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và sản xuất sữa hiệu quả của đàn bò.

Chăm sóc nuôi dưỡng

Chăm sóc nuôi dưỡng bò sữa là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe, năng suất và chất lượng sữa của bò. Để chăm sóc nuôi dưỡng bò sữa hiệu quả, cần phải thực hiện các công việc sau:

  • Cho bò ăn hằng ngày đúng giờ ăn, giờ nghỉ, giờ vắt sữa.
  • Cung cấp nước sạch và đủ lượng cho bò.
  • Vệ sinh chuồng trại khô sạch, thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông. Chuồng phải được xịt thuốc khử trùng thường xuyên để ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua môi trường.
  • Tiêm phòng và phòng bệnh cho bò, bởi loài này có khả năng mắc nhiều loại bệnh như viêm vú, viêm tử cung, tụ huyết trùng, sốt rét, giun đũa… 
  • Thực hành vắt sữa đúng kỹ thuật.

Cách phối giống cho bò sữa

Trước hết cần nhận biết khi nào bò có triệu chứng động dục như giảm ăn, giảm sữa, nhảy lên lưng con khác hoặc để con khác nhảy, âm hộ sưng đỏ, chảy nước nhờn.Thời điểm phối giống tốt nhất là khi bò chảy nước nhờn keo và đục, âm hộ sưng và chuyển màu đỏ sẫm. Hiện nay có hai phương pháp được sử dụng phổ biến để phối giống cho bò sữa:

  • Phối giống trực tiếp: Cho bò đực nhảy trực tiếp lên bò cái nhưng với cách phối này khó lấy được giống tốt và hay bị lây truyền các bệnh đường sinh dục. Thường chỉ áp dụng cách phối này đối với bò tơ mới trưởng thành có trọng lượng nhỏ hoặc bò khó phối giống.
  • Phối giống nhân tạo: Dùng tinh đông viên hoặc tinh lỏng đã chế sẵn để đưa vào tử cung của bò cái. Hiện nay, đây là phương pháp phối giống tốt và an toàn nhất giúp bà con có thể chọn giống theo đúng yêu cầu chăn nuôi phù hợp với giống bò mẹ để cho ra đàn bò con có chất lượng tốt.

Khai thác sữa bò

Khai thác sữa bò là một phần quan trọng trong ngành chăn nuôi bò sữa và đòi hỏi sự chú tâm và kỹ năng để đảm bảo sản phẩm cuối cùng là sữa tươi ngon và an toàn. Trong quá trình khai thác sữa, việc vệ sinh và sử dụng thiết bị đúng cách là vô cùng quan trọng. Bàn làm việc, máy lấy sữa, và bất kỳ bình sữa nào phải được làm sạch và khử trùng một cách cẩn thận trước khi bắt đầu. Điều này giúp ngăn ngừa việc tiền mãn bệnh và bảo vệ sự tinh khiết của sữa.

Khi bắt đầu quá trình lấy sữa, kiểm tra áp lực và nhiệt độ của máy lấy sữa để đảm bảo rằng sữa được bơm ra một cách nhẹ nhàng và không gây tổn thương cho bò. Việc làm này giúp duy trì sự thoải mái của đàn bò và sản lượng sữa tối ưu.

Sau khi thu thập, sữa cần được lưu trữ và vận chuyển một cách an toàn. Bình sữa cần được đậy kín và bảo quản ở nhiệt độ thích hợp để ngăn sữa bị nhiễm khuẩn hoặc biến đổi chất lượng. Đảm bảo rằng sữa được vận chuyển đến các điểm thu mua hoặc xưởng chế biến một cách nhanh chóng để duy trì độ tươi ngon.

ky thuat chan nuoi bo sua 4
Sữa cần được lưu trữ và vận chuyển một cách an toàn

Vietstock 2023: Điểm đến vàng cho ngành chăn nuôi Việt Nam

Đặc biệt, trong tháng 10 sắp tới, TRIỂN LÃM QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH CHĂN NUÔI, THỨC ĂN CHĂN NUÔI, CHẾ BIẾN THỊT VÀ THỦY SẢN – VIETSTOCK sẽ được  tổ chức từ ngày 11 – 13 tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP.HCM. Đây là điểm đến giúp các doanh nghiệp, hộ kinh doanh tiếp cận được những thông tin, giải pháp,… từ các chuyên gia, giúp toàn ngành nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng đến phát triển bền vững. 

Triển lãm Vietstock 2023 với sự tham gia của hơn 350 đơn vị triển lãm, dự kiến thu hút hơn 11.000 khách tham quan chuyên ngành đến từ hơn 30 quốc gia vùng lãnh thổ. 

Trong 3 ngày diễn ra triển lãm, đại diện từ các tổ chức và hiệp hội sẽ mang đến vô số chủ đề hội thảo kỹ thuật và khoa học đa dạng, cùng cơ hội tìm hiểu, thảo luận các vấn đề nổi bật, cấp thiết mà ngành đang đối mặt hiện nay. 

VIETSTOCK 2023 diễn ra đồng thời với Triển lãm Thủy sản Aquaculture Vietnam 2023. Đây là sự kiện toàn diện và độc đáo, nơi hội tụ, gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm của các chuyên gia Việt Nam và khu vực, hoạt động trong chuỗi giá trị chăn nuôi – thủy sản – chế biến thịt, qua đó tìm ra những giải pháp và cơ hội mới. 

Đăng ký ngay tại đây:

Box thông tin:

————————–

Box thông tin:

  • Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý vị vui lòng liên hệ Ban tổ chức:
  • Ms. Trang – [email protected]
  • Ms. Phương – [email protected] (Hỗ trợ đăng ký theo đoàn)
  • Tel: (+84) 28 3622 2588

Chia sẻ:
×

FanPage

Vietstock Vietnam