Kỹ thuật chăn nuôi bò cái sinh sản hiệu quả, năng suất cao

  16/09/2023

Chăm sóc và sinh sản bò cái là một khía cạnh quan trọng trong ngành chăn nuôi bò, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và lợi nhuận của trại nuôi. Bài viết này sẽ đề cập đến các kỹ thuật quản lý và chăm sóc để đảm bảo bò có sức khỏe tốt, tăng hiệu suất sinh sản, và giúp người chăn nuôi đạt được sự thành công trong việc nuôi dưỡng và nuôi con bò cái một cách hiệu quả nhất.

chan nuoi bo cai sinh san 2
Kỹ thuật chăn nuôi bò cái sinh sản mang lại giá trị kinh tế cao

Chọn giống bò cái

Chọn giống bò cái là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt chất lượng cao. Để chọn giống bò cái, cần chú ý đến các tiêu chí sau:

Ngoại hình

Bò cái phải có dáng nhanh nhẹn, da mỏng, lông thưa, thuần tính, hiền lành, thân hình hài hòa, đầu thanh nhẹ, mõm rộng, mũi to, cổ dài vừa phải và thanh, ngực sâu rộng, xương sườn cong về phía sau, bụng to nhưng không bị xệ, bốn chân thẳng và mảnh, móng khít, mông nở, lưng ít dốc. Bầu vú phải phát triển đều về phía sau, 4 núm vú đều, dài vừa phải, không có vú kẹ.

Tính trạng sinh sản

Bò cái phải có khả năng đẻ sớm và khoảng cách giữa các lứa đẻ ngắn. Thông thường bò cái động dục lần đầu từ khi 13 – 15 tháng tuổi và có thể đẻ lứa đầu từ 27 – 30 tháng tuổi. Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ ngắn, thời gian từ 12 – 14 tháng đẻ 1 con bê.

Tỷ lệ máu lai 

Bò cái nền sinh sản nên đạt tỷ lệ máu lai Zebu ≥ 70%, có tầm vóc, trọng lượng ≥ 280kg, đẻ lứa 2 trở lên và được bình tuyển, chọn lọc đeo thẻ tai quản lý để phối giống. Ưu tiên lựa chọn bò cái trong khu quy hoạch hoặc ở các địa phương có nhiều bò cái sinh sản. Đối với chăn nuôi bò chuyên thịt, có thể chọn những bò cái lai Zebu đạt tiêu chuẩn giống và cho phối tinh nhân tạo với tinh của các đực giống chuyên thịt cao sản để tạo ra con lai ba máu.

Kỹ thuật nuôi bò sinh sản đúng tiêu chuẩn

Phương pháp phối giống cho bò cái

Phát hiện động dục

Để phát hiện bò cái động dục kịp thời và chính xác, cần chú ý đến các dấu hiệu sau:

  • Bò cái giảm ăn, hay nhớn nhác nhìn ngó, kêu rống, nhảy lên lưng con khác hoặc để con khác nhảy.
  • Quay đầu ra sau hít ngửi âm hộ, đi tiểu ít nhưng nhiều lần.
  • Âm hộ sưng đỏ, chảy nước nhờn, ban đầu trong, lỏng sau keo lại và chuyển dần sang màu trắng đục. Nước nhờn rất dễ phát hiện khi soi ban đêm và sáng sớm lúc bò cái nằm nghỉ hoặc nhai lại.
  • Kiểm tra bên trong thấy tử cung cứng hơn bình thường.

Để tăng khả năng phát hiện bò cái động dục, cần có sổ sách ghi chép các số liệu sinh sản của mỗi con bò, quan sát bò cái 3 lần/ngày (sáng, trưa và tối; tốt nhất là quan sát vào sáng sớm và chiều tối), thả bò cái ra bãi chăn hoặc một khoảng trống để dễ dàng quan sát. 

Thời điểm phối giống thích hợp nhất

Chu kỳ động dục trung bình là 21 ngày, nhưng thường dao động trong khoảng từ 18 – 22 ngày.

Thời gian mỗi lần động dục ở bò khá biến động, kéo dài trong khoảng 6 – 36 giờ nhưng phổ biến là 18 – 24 giờ. Tuy nhiên, khoảng thời gian phối giống cho bò dễ có chửa chỉ kéo dài trong khoảng 10 – 12 giờ.

Thường thì người ta chọn thời điểm phối giống theo quy luật sáng – chiều, tức là nếu thấy bò có biểu hiện động dục buổi sáng thì phối giống vào buổi chiều, nếu bò động dục buổi chiều thì phối giống vào buổi sáng hôm sau.

Phương pháp phối giống

Có 2 cách phối giống là phối giống trực tiếp bằng bò đực và phối giống bằng thụ tinh nhân tạo.

Phối giống trực tiếp bằng bò đực: Đây là cách thức truyền thống, thường áp dụng cho chăn nuôi bò sinh sản hướng thịt hoặc những vùng sâu, vùng xa không có cán bộ kỹ thuật thụ tinh nhân tạo. Phối giống trực tiếp có thể là phối giống có hướng dẫn (nhảy trực tiếp do con người chỉ đạo, giám sát) hoặc phối giống tự do (thả chung bò đực giống với đàn bò cái). Khi chọn cách này, cần chú ý chọn bò đực có tầm vóc to lớn, ngoại hình đẹp, thuộc những giống có năng suất cao, không mắc các bệnh truyền nhiễm.

Phối giống bằng thụ tinh nhân tạo: Đây là cách thức hiện đại, ưu việt hơn so với phối giống trực tiếp vì có thể chọn lựa tinh giống của những con đực giống xuất sắc, có năng suất sữa hoặc thịt cao, đồng thời giảm mắc các bệnh truyền lây cho bò cái. Đối với chăn nuôi bò sữa, cần ưu tiên chọn hình thức này để nâng cao hiệu quả kinh tế. Khi chọn cách này, cần có kỹ thuật viên có tay nghề, dụng cụ bảo quản tinh trùng đảm bảo và xác định thời điểm phối tinh thích hợp.

chan nuoi bo cai sinh san 3
Chọn giống là yếu tố tiên quyết cho sự thành công của mô hình chăn nuôi bò cái sinh sản

Phương pháp chăm sóc trong kỹ thuật nuôi bò sinh sản

Thức ăn

Người nông dân cần cung cấp đầy đủ và cân bằng lượng thức ăn thô xanh, thức ăn tinh và các loại vitamin, khoáng chất. Thức ăn xanh là nguồn cung cấp dưỡng chất chủ yếu cho bò sinh sản, chiếm khoảng 70% trong tổng lượng thức ăn. Thức ăn khô giúp bò tiêu hóa tốt hơn, chiếm khoảng 20% trong tổng lượng thức ăn. Thức ăn tinh là các loại thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao như cám gạo, ngô, bột cá, bánh dầu… chiếm khoảng 10% trong tổng lượng thức ăn. 

Thức ăn phải được cho bò ăn đúng lượng và đúng thời điểm. Lượng thức ăn cho bò phụ thuộc vào trọng lượng, tuổi, giới tính, giai đoạn sinh sản và mục tiêu chăn nuôi của bò. Thông thường, một con bò cái trưởng thành cần từ 35 – 40kg thức ăn/ngày. Thời điểm cho bò ăn nên chia làm ba bữa: sáng, trưa và chiều. Bữa sáng và chiều là hai bữa chính, cho bò ăn cả ba loại thức ăn xanh, khô và tinh. Bữa trưa là bữa phụ, chỉ cho bò ăn thêm một ít thức ăn xanh hoặc khô.

Nước uống

Bò mẹ cần được cung cấp nước sạch đầy đủ mỗi ngày. Thông thường, cơ thể của một chú bò trưởng thành cần từ 40 – 50 lít nước/ngày. Khi bò cái mang thai, ở giai đoạn cuối thai kỳ nhu cầu sẽ tăng lên rất nhiều có thể tăng gấp đôi lượng nước lúc bình thường. Ngoài ra, nếu nhiệt độ không khí lạnh thì có thể giảm lượng nước xuống 20 – 25 lít/ngày, nếu nóng có thể bằng lên 60 – 70 lít/ngày.

Thời điểm tốt nhất để cho bò uống là sau khi ăn xong hoặc vào buổi sáng và chiều. Không nên cho bò uống quá nhiều nước một lần vì có thể gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày hoặc tiêu chảy. Cũng không nên cho bò uống nước quá lạnh hoặc quá nóng vì có thể gây sốc cho hệ tiêu hóa.

Kỹ thuật đỡ đẻ cho bò

Trước khi đẻ, bò thường có dấu hiệu bất thường như cào nhẹ đất, đi lại thường xuyên và không nằm im một chỗ. Ngoài ra, có hiện tượng sụt mông, bầu vú căng, niêm dịch thải ra, đau bụng, cơn rặn, bọc ối thò ra ngoài. 

Với những trường hợp bò đẻ bình thường, không cần can thiệp hoặc chỉ cần dùng tay kéo nhẹ nhàng thai ra. Cắt dây rốn dài khoảng 10-12cm (không cần buộc dây rốn) sát trùng bằng cồn iốt 5%. Lau rớt rãi trong mũi, mồm. Để bò mẹ tự liếm con, nếu không liếm ta phải lau khô. Bóc móng để bê con đỡ trơn trượt khi mới tập đi. Cân trọng lượng bê. Vệ sinh phần thân sau và bầu vú của bò mẹ. Cho bò mẹ uống nước ối, thêm ít muối, cám và nước ấm

Còn quá trình sinh đẻ của bò gặp khó khăn, người chăn nuôi nên nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ thú y có chuyên môn.

Nếu bê mới đẻ bị ngạt có thể áp dụng một trong các biện pháp sau: hà hơi thổi ngạt, hô hấp nhân tạo, dùng cuộng rơm hoặc cái lông gà ngoáy nhẹ nhàng vào lỗ mũi để kích thích, dội nước lạnh lên vùng ngực và đầu.

Dịch bệnh và phòng bệnh

Dịch bệnh có thể lan truyền nhanh chóng trong môi trường chăn nuôi nếu không có biện pháp kiểm soát. Hãy đảm bảo vệ sinh trong chuồng nuôi, thường xuyên vệ sinh và khử trùng để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh. Ngoài ra, cung cấp chế độ dinh dưỡng tốt để tăng cường sức kháng của bò, giúp chúng chống lại các loại bệnh truyền nhiễm. 

Định kỳ tẩy giun, ve, ký sinh trùng cho bò. Đảm bảo chuồng trại luôn thoáng mát, sạch sẽ, không cho bò ăn những thức ăn ôi thiu, nấm mốc. Định kỳ 6 tháng tẩy giun sán 1 lần, bên cạnh đó các bạn phải đảm bảo tiêm phòng đầy đủ cho bò.

chan nuoi bo cai sinh san 4
Luôn phải đảm bảo bò luôn mạnh khỏe và không bị bệnh

Vietstock 2023 – Người bạn đồng hành ngành chăn nuôi

Vietstock – triển lãm đầu ngành chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản và chế biến thịt tại Việt Nam sẽ mang đến thị trường ngành chăn nuôi Việt Nam đa dạng các nội dung kỹ thuật chuyên sâu trong thời gian diễn ra triển lãm vào tháng 10 sắp tới.

Vietstock 2023 hứa hẹn sẽ là nơi cập nhật kiến thức mới nhất, đồng thời giới thiệu những sản phẩm thiết bị hiện đại, mang đến trải nghiệm hữu ích trong ngành chăn nuôi,  thức ăn chăn nuôi và Chế biến thịt. Sự kiện mở ra cơ hội kết nối duy nhất tiến hành kinh doanh phát triển, nhằm kết nối tìm kiếm cho mình những đối tác và khách hàng tiềm năng.

Triển lãm sẽ được tổ chức từ ngày 11 – 13 tháng 10 năm 2023 tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP.HCM. Hàng loạt hội thảo với nội dung phong phú và thực tiễn sẽ được trình bày bởi các chuyên gia uy tín trong ngành chăn nuôi và thủy sản.

  • Hội thảo Kỹ thuật (Heo, Gia Cầm, Dinh dưỡng) – Technical Seminar (Swine, Poultry & Nutrition)
  • Diễn đàn Kiến thức về Trứng – Eggcellent Talk
  • Hội thảo Gia cầm – Poultry Conference
  • Hội thảo Gia súc – Ruminant Production Conference
  • Hội nghị Quốc tế Thủy sản – Int’l Aquaculture Conference
  • Hội thảo về Phúc lợi động vật – Animal Welfare Seminar

Quy tụ hơn 11.000 khách tham quan và 350 đơn vị trưng bày, đây là cơ hội hoàn hảo để gặp gỡ, kết nối với các chuyên gia trong ngành và thiết lập các mối quan hệ kinh doanh mới. Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý vị vui lòng liên hệ Ban tổ chức:

————————–

Box thông tin:

  • Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý vị vui lòng liên hệ Ban tổ chức:
  • Ms. Trang – [email protected]
  • Ms. Phương – [email protected] (Hỗ trợ đăng ký theo đoàn)
  • Tel: (+84) 28 3622 2588
Chia sẻ:
×

FanPage

Vietstock Vietnam