Hướng dẫn từ A đến Z kỹ thuật chăn nuôi bò hiệu quả và bền vững
Chăn nuôi bò thịt hiện là mô hình chăn nuôi khá phổ biến và có từ lâu đời ở nhiều địa phương. Để chăn nuôi bò mang lại hiệu quả cao, mỗi người chăn nuôi cần trang bị đủ kiến thức về chuồng trại, chọn giống, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng,… Dưới đây, Vietstock chia sẻ đến bà con kỹ thuật chăn nuôi bò để đạt hiệu quả kinh tế tối ưu.
Xây dựng chuồng trại chăn nuôi bò thịt
Xây dựng chuồng trại chăn nuôi bò thịt là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe, sinh trưởng và năng suất của đàn bò. Sau đây là một số kỹ thuật xây dựng chuồng trại chăn nuôi bò thịt:
- Chuồng trại chăn nuôi bò thịt phải đảm bảo các yếu tố đông ấm, hè mát, nền chuồng không trơn trượt, diện tích từ 4-5m2/con; thuận tiện cho việc quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng.
- Nền chuồng phải chắc chắn (lát gạch hay bê tông), dễ dọn vệ sinh; Có độ dốc 2 – 3% về phía rãnh thoát. Phải có tường chuồng, hàng rào bao quanh khu vực nuôi. Có máng ăn, máng uống đặt theo chiều dài hành lang phân phối thức ăn. Có rãnh thoát nước, phân, nước tiểu và bể chứa. Có mái che chuồng với độ cao và độ dốc vừa phải.
- Cách làm chuồng để chăn nuôi bò thịt phổ biến là thiết kế 2 dãy có hành lang ở giữa đi lại, thanh chắn giữa chuồng bên trong với đường đi ở giữa nên dùng thanh ngang song song hoặc thanh xiên góc 60 độ so với nền. Máng ăn đặt ngay bên ngoài hành lang, không nên xây cao để thuận tiện trong quá trình cho bò ăn.
- Chuồng trại chăn nuôi bò thịt nên được xây dựng ở những nơi có khí hậu ôn hòa, không có gió lớn, không có ngập lụt, không có ô nhiễm môi trường. Nên chọn những nơi gần nguồn cung cấp thức ăn và nước sạch cho bò.
Chọn giống bò
Trong kỹ thuật nuôi bò thịt công nghiệp, khâu chọn giống là rất quan trọng, nó sẽ phải phù hợp với điều kiện khí hậu, cho năng suất và sản lượng tốt, tăng trưởng ổn định.
- Đối với bò nuôi thịt: Chọn bò lai F1(50% máu ngoại) trở lên, tốt nhất là bò đực lai F2 (75% máu Zebu) hoặc F1(BBBx lai Zebu), kết cấu ngoại hình rắn chắc, u vai (bướu), yếm và rốn phát triển, tai to, mông rộng, vai nở, ngực sâu, 4 chân thẳng to. Đối với bò loại thải nuôi thịt nên chọn con có bộ khung xương to.
- Đối với bò sinh sản: Chọn bò lai F1 trở lên, có ngoại hình đẹp, sức khỏe tốt, tầm vóc lớn (bò địa phương phải có trọng lượng từ 160kg trở lên), đầu và cổ phải thanh nhẹ cân đối ngực sâu rộng và nở nang, lưng dài rộng, bụng to tròn, có hàm răng đều đặn, trắng bóng, mông nở. Bầu vú phát triển và phân bố đều đặn, bò động dục lần đầu khoảng 18 – 21 tháng tuổi. Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ ngắn (mỗi năm 1 lứa).
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng
Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh trưởng và năng suất của bò thịt. Do đó, việc lựa chọn và cung cấp thức ăn phù hợp cho bò là một kỹ thuật nuôi bò thịt hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Theo các chuyên gia, thức ăn cho bò thịt phải đảm bảo đủ các yếu tố dinh dưỡng như năng lượng, protein, khoáng chất, vitamin và chất xơ. Nguồn thức ăn cho bò thịt có thể được tận dụng từ các phụ phẩm nông nghiệp đơn giản, dễ tìm như rơm rạ, cỏ, chuối, vỏ đậu… kết hợp vỗ béo bằng cám cò, cám lợn, cám gạo, bã bia trộn. Ngoài ra, có thể trồng các loại cỏ chuyên dùng cho chăn nuôi như cỏ voi, cỏ sữa… để tăng nguồn thức ăn xanh cho bò. Mỗi con bò giống có giá từ 24-25 triệu đồng, sau khoảng 8-10 tháng nuôi có thể xuất bán với giá không dưới 50 triệu đồng/con. Sau khi trừ các chi phí, nông dân có thể thu lãi khoảng 10 triệu đồng cho mỗi con bò. Vì vậy, việc chọn và cung cấp thức ăn nuôi bò mang lại hiệu quả kinh tế cao là một kỹ thuật nuôi bò thịt thông minh và hợp lý.
Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng
Giai đoạn 1 (từ 1 – 5 tháng tuổi)
Từ khi bê sơ sinh đến 30 ngày tuổi, bà con nên cho bê bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Nuôi bê cạnh bò mẹ, tại chuồng, không chăn thả (bê bú sữa mẹ). Từ tháng thứ 2 – 3, tập cho bê ăn cỏ xanh phơi khô được nắng. Cho bê con uống nước đầy đủ, nhu cầu của bê sau 01 tháng tuổi có thể từ 5 – 10 lít nước mỗi ngày. Cần tiếp tục tiêm vacxin phòng các bệnh như sốt rét, viêm ruột, viêm khớp cho bê. Từ tháng thứ 4 – 5, lượng thức ăn thô khoảng 5 – 7kg cỏ/con/ngày, thức ăn tinh 0,6 – 0,8 kg/con/ngày. Hàng ngày nên bổ sung thêm lượng thức ăn tinh bằng 0,5% trọng lượng cơ thể ( 0,5- 0,7kg) và nên tập cho ăn thêm ít thức ăn củ quả như khoai lang, bí đỏ… Trời nắng ấm tập cho bê vận động tự do dưới ánh nắng để bê có đủ Vitamin D3, tạo cho bộ xương cứng cáp.
Giai đoạn 2 (giai đoạn nuôi lớn từ 6 – 21 tháng tuổi)
Giai đoạn sau cai sữa từ 6 -12 tháng tuổi: Bê nuôi đến tháng thứ 6 là cai sữa và chuyển sang giai đoạn nuôi thịt. Cho ăn thức ăn thô thỏa mãn nhu cầu (khoảng 20-30kg thức ăn thô xanh và 2-3kg rơm/ngày), hàng ngày bổ sung thêm lượng thức ăn tinh bằng 0,5-1% trọng lượng cơ thể (khoảng 1-1,5kg).
Giai đoạn từ 13 – 21 tháng tuổi: Cung cấp đầy đủ thức ăn thô xanh để bê ăn thoải mái nhất. Ngoài ra cho ăn thêm thức ăn ủ chua, cỏ khô, rơm ủ với urê và các loại phụ phẩm nông nghiệp như các loại hạt có dầu, khô dầu, rỉ mật, cỏ tươi. Cho ăn thức ăn thô thỏa mãn nhu cầu (khoảng 30-35kg thức ăn thô xanh và 2-2,5 kg rơm/ngày), hàng ngày bổ sung thêm lượng thức ăn tinh bằng 1-1,5% trọng lượng cơ thể (khoảng 2,5-3kg).
Giai đoạn 3 (giai đoạn vỗ béo)
Giai đoạn 3 trong quy trình nuôi bò, còn được gọi là giai đoạn vỗ béo, là một giai đoạn quan trọng trong chăn nuôi bò nhằm đảm bảo rằng bò sẽ có trọng lượng và chất lượng thịt tối ưu trước khi đưa vào quá trình thu hoạch. Thời gian vỗ béo từ 80 – 90 ngày, giai đoạn này cần cho bò ăn khẩu phần ăn có tỉ lệ thức ăn tinh cao, uống đủ nước, nuôi nhốt hoàn toàn để cao chất lượng thịt bò, tăng tỷ lệ thịt xẻ. Trước khi vỗ béo bò cần phải tiến hành tẩy giun sán cho bò.
Vệ sinh phòng bệnh
Vệ sinh phòng bệnh cho chăn nuôi bò là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và sự phát triển của đàn bò. Để đảm bảo rằng chúng ta có môi trường sạch sẽ và an toàn cho bò, chúng ta cần tuân theo một số nguyên tắc vệ sinh cơ bản. Dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản về việc vệ sinh phòng bệnh cho chăn nuôi bò:
- Lựa chọn vị trí phòng bệnh: Chọn một vị trí phòng bệnh cách xa những nguồn nhiễm bệnh tiềm ẩn như đàn bò chính, giúp tránh lây nhiễm bệnh và bảo vệ sức khỏe của đàn bò cũng như con người.
- Loại bỏ chất thải thường xuyên: Dọn dẹp phòng bệnh hàng ngày để loại bỏ phân và nước tiểu của bò. Điều này giúp ngăn ngừa sự tạo ra môi trường ẩm ướt và dơ bẩn, là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và các bệnh tật phát triển.
- Sử dụng vật liệu lót sàn: Sử dụng vật liệu lót sàn như cát hoặc cỏ khô để hấp thụ nước tiểu và phân của bò, giúp duy trì sự khô ráo trong phòng bệnh.
- Điều trị và cách ly bò bệnh: Nếu có bò bị bệnh, hãy ngay lập tức cách ly chúng ra khỏi đàn để ngăn lây lan bệnh. Đồng thời, cung cấp điều trị và chăm sóc y tế cho bò bị bệnh. Bên cạnh đó, người nông dân cần rửa và khử trùng chuồng thường xuyên, ngăn không cho sự lây nhiễm và bảo vệ sức khỏe của đàn.
- Quan sát đều đặn: Theo dõi sức khỏe của đàn bò trong phòng bệnh và đảm bảo rằng chúng đang hồi phục tốt. Nếu có dấu hiệu bất thường, hãy tư vấn với bác sĩ thú y ngay lập tức.
Vietstock 2023 cùng chuỗi hội thảo chuyên ngành thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi
VIETSTOCK 2023 – triển lãm Quốc tế Chuyên ngành Chăn nuôi, Thức ăn chăn nuôi & Chế biến thịt sẽ được tổ chức từ ngày 11 – 13 tháng 10 năm 2023 tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP.HCM, dự kiến sẽ thu hút 350 đơn vị trưng bày và hơn 11,000 khách tham quan thương mại & chuyên ngành dành cho các cá nhân, doanh nghiệp nằm trong chuỗi giá trị gồm chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi và chế biến thịt tại Việt Nam cùng nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Chương trình triển lãm năm nay được thiết kế với những hoạt động hữu ích cùng những hỗ trợ thiết thực và hiệu quả hơn dành cho người tham dự: Chương trình Hội thảo Đầu bờ trước triển lãm tại các tỉnh thành tập trung chăn nuôi; Phối hợp với các Trung tâm khuyến nông, Chi cục Thú y hỗ trợ phương tiện đi lại cho người chăn nuôi ở các khu vực xa đến tham dự; Các chương trình hội thảo chuyên ngành và đa dạng cùng hơn 100 diễn giả trong và ngoài nước; Hoạt động Kết nối doanh nghiệp giúp các đơn vị trưng bày và người tham dự kết nối đúng đối tác cần gặp…
Năm nay, Vietstock 2023 được diễn ra đồng thời với Triển lãm Thủy sản Aquaculture Vietnam 2023, đây sẽ là điểm đến toàn diện của ngành chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản và chế biến thịt, nơi hội tự, gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm của các chuyên gia Việt Nam và khu vực. Đối với các doanh nghiệp, triển lãm chính là cầu nối mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác, quảng bá thương hiệu và sản phẩm hiệu quả nhất.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần hỗ trợ, các doanh nghiệp có thể liên hệ Ban tổ chức:
- Đăng ký trưng bày: https://vietstock.org/dat-gian-hang/
- Đăng ký tham quan: https://ers.ubmthailand.com/vs23
————————–
Box thông tin:
- Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý vị vui lòng liên hệ Ban tổ chức:
- Ms. Trang – [email protected]
- Ms. Phương – [email protected] (Hỗ trợ đăng ký theo đoàn)
- Tel: (+84) 28 3622 2588