Bí quyết phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng – Tăng năng suất và lợi nhuận

  26/11/2023

Tôm thẻ chân trắng là loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, được nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, tôm thẻ chân trắng cũng rất dễ bị nhiễm bệnh do các yếu tố như môi trường, thời tiết, chất lượng nước, chế độ ăn uống, v.v. Bệnh tôm thẻ chân trắng có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Vậy làm thế nào để phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng hiệu quả? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số cách phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng đơn giản nhưng hiệu quả.

phong benh tom the chan trang 2
Tôm thẻ chân trắng cũng rất dễ bị nhiễm bệnh nên cần có các biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Đôi nét về tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là một loài tôm có nguồn gốc từ Nam Mỹ, được nuôi rộng rãi trên thế giới và Việt Nam vì có nhiều ưu điểm như: tỷ lệ sống cao, sinh trưởng tốt trong điều kiện độ mặn biến động lớn, có khả năng kháng bệnh cao, dễ sinh sản và gia hoá. Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2021, Việt Nam đã nhập khẩu gần 240,3 nghìn con tôm thẻ chân trắng bố mẹ và sản xuất được 21 nghìn con trong nước. Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ước đạt 110 nghìn ha, sản lượng ước đạt 642,5 nghìn tấn và kim ngạch xuất khẩu ước đạt 3,8 tỷ USD. Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng thuỷ sản chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của ngành và đất nước.

Một số bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng và cách phòng ngừa

Bệnh hoại tử gan cấp tụy (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease – AHPND)

Hoại tử gan cấp tụy bắt nguồn từ vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, có thể làm tôm chết từ 50 đến 100% trong vòng 4 tuần. Biểu hiện bệnh là đường ruột rỗng hoặc đứt đoạn, gan tụy teo nhỏ và khô lại, màu sắc khối gan tụy nhợt nhạt hoặc trắng, vỏ mềm, tôm chết chìm dưới đáy ao. 

Biện pháp phòng bệnh

Người nuôi cần lựa chọn tôm giống khỏe mạnh, có giấy phép kiểm dịch, vệ sinh môi trường ao nuôi, cung cấp thức ăn phù hợp và bổ sung vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa cho tôm. Khi phát hiện bệnh, cần dừng cho ăn, thay nước và diệt khuẩn, cho tôm nhịn ăn từ 3-4 ngày, sau đó cho ăn lại với khẩu phần giảm 50%, trộn vào thức ăn các hoạt chất tự nhiên có khả năng diệt khuẩn hoặc acid hữu cơ.

Bệnh đốm trắng (White Spot Syndrome – WSSV)

Bệnh đốm trắng là bệnh nguy hiểm nhất trên tôm thẻ chân trắng, có thể gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi, có thể làm tôm chết 100% chỉ sau 3-10 ngày. Biểu hiện bệnh là tôm dạt bờ, kém ăn, bơi yếu và xuất hiện các đốm trắng có vòng tròn đồng tâm đường kính từ 0,5-2mm trên vỏ tôm, cơ thể yếu ớt chuyển thành màu hồng, ruột rỗng, chết dạt bờ. 

Biện pháp phòng bệnh

Áp dụng nghiệm ngoặt các biện pháp phòng bệnh chung, kiểm tra các yếu tố môi trường, hạn chế sử dụng hóa chất, kháng sinh trong ao nuôi. Nếu phát hiện bệnh, cần vớt tôm chết ra khỏi ao, dùng Chlorin với liều lượng 30kg/1.000m3 hoặc formol 200 lít/1.000m3 hòa nước tạt đều ao, ngâm 7 ngày rồi xổ ra môi trường. Khi phát hiện bệnh tốt nhất là thu hoạch ngay để giảm thiệt hại.

Bệnh đầu vàng (Yellow Head Disease – YHD)

Bệnh này do virus đầu vàng gây ra, có hình dạng que, kích thước 44±6×173±13nm. Virus ký sinh tế bào biểu mô và dưới biểu mô đuôi. Biểu hiện bệnh là tôm phát triển nhanh và ăn nhiều hơn bình thường, đầu và gan tụy chuyển sang màu vàng, tôm bơi dạt bờ trên mặt nước và ven bờ rồi chết từ 60-70% đàn trong ao nuôi. 

Biện pháp phòng bệnh

Đây là bệnh do virus gây ra nên hiện nay vẫn chưa có phương pháp chữa trị. Vì vậy, người nuôi cần phải tăng cường các biện pháp phòng bệnh, lựa chọn tôm giống khỏe mạnh, có giấy phép kiểm dịch, vệ sinh môi trường ao nuôi, cung cấp thức ăn phù hợp và bổ sung vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa cho tôm.

Bệnh ký sinh trùng

Bệnh ký sinh trùng trên tôm thẻ chân trắng thường gặp là bệnh do giáp xác gây ra. Bệnh có thể gây chậm lớn, giảm sức đề kháng, mềm vỏ, không lột xác được và chết tôm.

Biện pháp phòng bệnh

Để phòng ngừa bệnh ký sinh trùng ở tôm thẻ chân trắng, cần áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp kỹ thuật trong quản lý ao nuôi như quản lý con giống, thức ăn, môi trường nuôi, quy trình nuôi,… Cần kiểm tra, kiểm soát mầm bệnh từ tôm giống và tôm thương phẩm trong quá trình nuôi. 

Không nên nhập tôm bố mẹ từ các nước đang có mầm bệnh EHP, phải có khu cách ly và có sự kiểm soát chặt mầm bệnh trước khi đưa vào sản xuất. Với thức ăn tươi, nên kiểm soát kỹ mầm bệnh, không nên sử dụng thức ăn tươi đánh bắt từ khu vực gần trại giống, vùng nuôi và cho ăn trực tiếp.

Tôm thẻ chân trắng là một loại thủy sản có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên, chúng cũng rất dễ mắc bệnh. Để đảm bảo năng suất và chất lượng tôm, việc phòng bệnh là vô cùng quan trọng.

Trên đây là một số biện pháp phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng. Người nuôi tôm cần nắm vững những biện pháp này để áp dụng hiệu quả, giúp tôm khỏe mạnh, phát triển tốt và mang lại lợi nhuận cao.

Ngoài ra, người nuôi tôm cần thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của tôm, đồng thời có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện tôm có dấu hiệu mắc bệnh.

phong benh tom the chan trang 3
Một số bệnh và cách phòng bệnh ở tôm thẻ chân trắng

Triển lãm Vietstock 2024 diễn ra đồng thời cũng triển lãm thủy sản Aquaculture Vietnam 2024 

Vietstock (Vietnam Livestock Exhibition) được thành lập vào năm 2004, là một sự kiện “không thể bỏ lỡ” cho các doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, chế biến thịt và thủy sản tại Việt Nam và các nước trong khu vực. Vietstock 2024 sẽ được tổ chức đồng thời cùng Aquaculture Vietnam 2024, mang đến một điểm đến toàn diện ngành chăn nuôi và thủy sản tại Việt Nam và khu vực.

Triển lãm Vietstock 2023 vừa qua đã thu hút hơn 12.906 lượt khách tham quan, và có đến 97.9% doanh nghiệp tìm được cơ hội kinh doanh mới, mở rộng mối quan hệ trong ngành chăn nuôi và thủy sản tại sự kiện

Được tổ chức bởi Informa Markets dưới sự chủ trì của Cục Chăn Nuôi, Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn, Triển lãm Vietstock 2024 – sẽ là một phiên bản đặc biệt, kỷ niệm 20 năm đồng hành cùng ngành chăn nuôi Việt Nam -. Dự kiến sẽ có quy mô diện tích 15.000m2 và sự tham gia của hơn 400 đơn vị trưng bày, doanh nghiệp, chuyên gia, khách tham quan từ hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Đăng ký ngay hôm nay để nhận trọn vẹn giá trị thiết thực của triển lãm!

Đặt gian hàng: https://vietstock.org/dat-gian-hang/

Box thông tin:

Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý vị vui lòng liên hệ Ban tổ chức:

Chia sẻ:
×

FanPage

Vietstock Vietnam